Ngành công nghiệp sản xuất cầu thang máy trên thế đang chuyển mình, từng bước tiến vào giai đoạn công nghiệp 4.0 từ khâu thiết kế, sản xuất hoàn thiện sản phẩm, lắp đặt vận hành cho đến khâu bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
Công nghiệp 4.0 là gì? Có nhiều định nghĩa về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng có thể hiểu rằng đó là một môi trường mà con người, máy móc, hệ thống máy tính tương tác với nhau theo một cách hoàn toàn mới, tự động hóa gần như hoàn toàn dựa trên 3 yếu tố là Internet vạn vật (Internet of Things) – Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) – Robotics.
Công nghiệp 4.0 giúp cho:
Giải phóng sức lao động của con người, con người tham gia rất ít hoặc hoàn toàn không tham giao vào quá trình sản xuất mà do robot thay thế.
Tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảo bảo hơn ổn định hơn.
Giúp giảm giá thang máy.
Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành thang máy
Ngành công nghiệp sản xuất thang máy cũng không thể đứng ngoài sự phát triển chung của toàn xã hội, các hãng sản xuất thang máy tên tuổi như Otis, Schindler, ThyssenKrupp, Mitsubishi…đã – đang và sẽ ứng dụng những thành tựu công nghệ vào quy trình sản xuất, lắp ráp và bảo trì sản phẩm thang máy.
1. 4.0 trong sản xuất thang máy
Các cánh tay robot đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các nhà máy sản xuất thang máy, thang cuốn từ khâu sản xuất động cơ, điều khiển cho đến các công đoạn chấn dập khung cabin, bệ máy, vách cabin và cửa thang.
Việc ứng dụng máy tính điều khiển, robot hóa đã giúp nâng cao năng suất lao động, con người được giải phóng khỏi môi trường làm việc nguy hiểm độc hại.
Robot trong nhà máy sản xuất thang máy
2. 4.0 trong lắp đặt và vận hành thang máy
Đến thời điểm hiện tại thì các công đoạn lắp đặt và vận hành thang máy cũng như thang cuốn là do con người đảm nhiệm hoàn toàn từ khâu vận chuyển phân phối thiết bị, giai đoạn lắp đặt cơ khí và giai đoạn vận hành điện.
Việc lắp đặt thang máy đặc biệt là phần cơ khí rất vất vả và không kém phần nguy hiểm, chính vì thế các hãng thang máy đang nỗ lực để giải phóng sức lao động của con người, ứng dụng công nghệ robot càng sớm càng tốt.
Schindler – hãng thang máy tên tuổi đến từ Thụy Sỹ là một trong những tập đoàn tiên phong trong việc nghiên cứu, chế tạo robot lắp đặt thang máy. Schindler mới đây đã giới thiệu mẫu thủ nghiệm robot này với tên gọi là RISE
3. 4.0 trong bảo trì – bảo dưỡng – sửa chữa thang máy
Các loại thang máy hiện đại trong thời gian tới đều sẽ được kết nối trực tiếp với trung tâm giám sát của đơn vị cung cấp, công ty thang máy bằng sự trợ giúp của máy tính, các ứng dụng thông minh sẽ có thể giám sát mọi thang máy theo thời gian thực từ đó giúp phát hiện và kịp thời có giải pháp để xử lý các sự cố.
Ví dụ như:
Với Schindler: Mỗi thang máy sẽ được trang bị một con chíp giúp thu thập dữ liệu của thang và gửi về trung tâm xứ lý điện toán đám mây. Mỗi nhân viên kỹ thuật đều được trang bị smartphong với ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu của thang máy.
Với Otis: Vào tháng 8 năm 2018, nhà sản xuất thang máy Otis cũng đã ra mắt ứng dụng với tên gọi Otis ONETM, ứng dụng công nghệ dành cho smartphong, máy tính bảng dựa trên nền tảng IoT. Otis ONETM cũng sẽ giúp Otis theo dõi mọi thang máy của họ theo thời gian thực nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất, ổn định nhất và an toàn nhất.
Với ThyssenKrupp: Hãng thang máy ThyssenKrupp của CHLB Đức tham gia vào “cuộc chơi” internet vạn vật (Internet of Things) với MAX. Với Max, hơn 24000 nhân viên kỹ thuật của ThyssenKrupp trên toàn cầu sẽ được hỗ trợ đắc lực theo thời gian thực trong công tác sửa chữa và bảo trì thang.
Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào các quy trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt vào bảo trì thì không những giúp cho chính nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh mà bản thân khách hàng cũng sẽ được hưởng dịch vụ ngày một tốt hơn, an toàn hơn. Công nghiệp 4.0 đang và sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho ngành sản xuất thang máy.